Chống thấm đáy tầng hầm hay còn gọi là chống thấm sàn tầng hầm là công việc không thể thiếu trong thi công xây dựng. Tầng hầm, đáy tầng hầm là nơi đặt nền móng vững chắc cho cả công trình, vì vậy chống thấm đáy tầng hầm hiệu quả chính là góp phần tạo nên sự vững chắc cho toàn bộ công trình.
Gọi để Tư vấn: 028 3636.7163 – 0973.220.796
Chống thấm đáy tầng hầm là gì?
Đáy tầng hầm hay sàn tầng hầm chính là vị trí thấp nhất trong một công trình xây dựng, thường nằm sâu trong lòng đất và có độ ẩm rất cao. Vì vậy, nếu không chống thấm hiệu quả sẽ dẫn đến sự hỏng hóc cho tường và các vị trí khác của tầng hầm.
Đáy tầng hầm không chỉ chịu tác động từ hơi ẩm trong lòng đất mà còn chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, kết cấu bê tông ở đáy tầng hầm thường sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các khu vực khác. Cho nên, công việc chống thấm đáy tầng hầm cần được tiến hành kĩ lưỡng và lựa chọn những sản phẩm chống thấm tốt nhất!
Việc chống thấm cho đáy tầng hầm có thể tiến hành chống thấm thuận, chống thấm nghịch hoặc cả hai phương án. Nếu như đáy tầng hầm có bể nước ngầm, bể bơi… thì việc chống thấm thuận nghịch là điều chắc chắn phải thực hiện.
Tham khảo Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả
Quy trình chống thấm đáy tầng hầm
Quy trình chống thấm đáy tầng hầm có thể diễn ra dưới hai hình thức: Chống thấm thuận trên bê tông lót và chống thấm ngược trên bê tông đã đổ.
Quy trình chống thấm thuận trên bê tông lót
Quá trình này diễn ra sau khi thi công xong lớp bêtông lót, đồng thời lắp đặt xong cốt thép dầm và sàn đáy tầng hầm.
Yêu cầu bề mặt bêtông: Lớp bê tông lót phải bằng phẳng, chắc; Copha cạnh, dầm giằng phải được xây gạch và tô vữa.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước thi công
Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ vật thừa rơi vãi sau đó dùng nước tạo ẩm trên bề mặt bêtông lót (Lưu ý: không được để đọng nước).
Bước 2: Thi công
Đối với cạnh móng dầm giằng, sau khi xây gạch thay cho coffa tiến hành dùng bình tưới hoặc máy phun tưới đều chất chống thấm trên lên bề mặt gạch đã trát vữa cho đến khi ướt đẫm bề mặt.
Đối với đáy sàn và đáy Pha trộn chống thấm thành hỗn hợp theo tỉ lệ được nhà sản xuất quy định. Dùng phương pháp tưới hoặc phun lên bề mặt bê tông lót.
Bảo dưỡng trong khoảng 03 giờ là có thể tiến hành đổ bêtông.
Quy trình chống thấm ngược cho đáy tầng hầm
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt bê tông đáy tầng hầm phải được làm sạch, đặc chắc, không dính tạp chất như: dầu mỡ, bụi xi măng…
Bão hoà toàn bộ bề mặt hút ẩm bằng nước sạch. Lưu ý tránh để đọng nước trên bề mặt.
Bước 2: Thi công chống thấm
Cách 1: Dành cho bề mặt bê tông bắt đầu ninh kết.
Đối với bề mặt đáy tầng hầm mới đổ bê tông khoảng 4- 6 giờ, bê tông đã bắt đầu ninh kết tiến hành thi công chống thấm.
Sản phẩm Nanocryst PX 100 của Adchem có thể được sử dụng phương pháp rulo để lăn, bay để bã hoặc máy phun để phun lên bề mặt bê tông.
Cách 2: Áp dụng cho bê tông tầng hầm mới đổ, bê tông chưa tạo được độ cứng
Sau khi đổ bê tông xong, bề mặt bê tông vẫn còn ướt, tiến hành rắc bột chống thấm thẩm thấu lên toàn bộ mặt nền tầng hầm.
Sau khi đổ bê tông khoảng 4 – 5 giờ tiến hành rắc bột tăng cứng sàn, dùng máy xoa hoàn thiện bề mặt.
Lưu ý: Biện pháp chống thấm tầng hầm trên có thể ứng dụng cho công trình co khớp bê tông tường với đáy. Khi đó phải đặt băng cản nước tránh sự thấm dột từ các khớp bê tông.