Trong tất cả các vị trí chống thấm thì sân thượng có thể được xem là nơi khó nhất bởi khu vực này là nơi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nặng nhất. Tuy nằm vị trí lộ thiên nhưng công việc chống thấm được xem cực kỳ phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm để có được độ bền chống thấm thời gian dài nhất. Phải hiểu đúng về kết cấu của sàn sân thượng mới có thể tính toán công việc, lên phương án chống thấm hiệu quả.
Thấm dột mái trần là khái niệm dùng để chỉ các sự cố, hiện trạng các công trình xây dựng, nhà ở, nhà xưởng, bị thấm nước mưa, các các loại nước bể trên mái đọng lại gây ra hiện tượng tường bê tông bị thấm xuống mái, trần gây dột và hư hại cấu trúc bên trong nhà ở, công trình. Hiện tượng thường thấy của việc trần mái nhà bị thấm nước đó là xuất hiện các vết tường bị ngả ố màu vàng, mọc rêu mốc, vết nứt tường chân chim… Mái trần thấm dột càng nặng thì các hiện tượng, biểu hiện càng rõ rệt thậm chí có thể thấy nước dột từ trên mái trần nhà xuống.
Gọi để tư vấn: 0973.220.796
Có 2 dạng sân thượng thường gặp nhất:
– Nếu sàn sân thượng nhà bạn sử dụng vật liệu sàn sắt tiền chế, lót tole đổ bê tông giả thì sự co giãn thường rất lớn và rất khó xử lý.
– Nếu là sàn bê tông bình thường thì công việc tương đối đơn giản hơn nhiều.
Tuy nhiên việc chống thấm sân thượng, sàn mái bằng cách nào đi chăng nữa cũng phải lột bỏ và làm sạch bề mặt (rêu, cát bẩn, bụi bậm) tỷ lệ giữa cát và cement phải đúng.
Nếu diện tích nhỏ, có thể tự thực hiện nhưng luôn nhớ là cement làm roong càng già càng nứt nhanh và khó xử lý nếu sau này muốn sử dụng lại gạch khi bị thấm ở lần kế tiếp.
Ở đây có một số mẹo vặt trong thi công chống thấm chúng tôi thường áp dụng khá thành công tại sàn mái trên các toà nhà cao tầng, chung cư trong nội ô thành phố sau nhiều năm vẫn chưa bị thấm trở lại.
Bước 1 : Lột bỏ toàn bộ gạch và làm sạch bằng các dụng cụ như máy chà, bàn chải sắt. Sau đó vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt.
Bước 2 : Nấu sôi dầu hắc (nhựa đường) và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn(có pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bêton(thực hiện việc này vào trưa nắng thật gắt). Nên nhớ, phải phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu hắc.
Quét hắc ín tạo thành một lớp màng chống thấm lên bề mặt sân thượng cần chống thấm
Bước 3 : Sau 2 ngày phơi nắng, tạo độ dốc và lót gạch. Trám roong phủ bạt và tưới nước trên bạt hai lần/ ngày với hai chu kỳ như vậy.
Đây có thể được xem là một cách tiết kiệm chi phí vì so sánh với các loại vật liệu khác thì tốn kém hơn nhiều. Dầu hắc khi gặp nắng nóng thì nở, chảy và thẩm thấu vào tất cả các khe nhỏ nhất tạo ra một tấm bạt chống thấm dưới gạch sàn mà thôi.
Có những vị trí sàn mái bị nứt, thấm nước nghiêm trọng. Giải pháp chống thấm chúng tôi phải dùng mũi khoan tạo thành các tổ ong trên sàn, dùng ống khò gas để làm khô sàn rồi mới thực hiện được việc chống thấm.